Mô hình sản xuất
Với điều kiện chuyên canh lúa kém lợi nhuận, cùng với việc canh tác khoai lang đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Trong năm 2022, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân đã thực hiện mô hình “Sản xuất khoai môn luân canh trên nền đất lúa theo hướng GAP” với quy mô 3,5 ha/ 3 hộ tại xã Nguyễn Văn Thảnh (02 hộ/2,5 ha) và Tân Lược (1 hộ/1 ha) thuộc huyện Bình Tân. Khi tham gia mô hình bà con nông dân đã được tập huấn kỹ thuật canh tác và hỗ trợ 30% củ giống, 50% vật tư thiết yếu để thực hiện mô hình.
Nhằm hỗ trợ nông dân ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo sạ trong sản xuất lúa, đồng thời áp dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất so với phương pháp sạ truyền thống. Năm 2022, Trung tâm Dịch vụ Kỹ Thuật Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa thuộc dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa (máy sạ theo khóm) trong sản xuất lúa ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022 – 2023” tại ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân với quy mô 25 ha/15 hộ tham gia sản xuất. Mô hình được thực hiện trên giống lúa OM 18 cấp xác nhận.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong năm 2022, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Thiện Mỹ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu và cây ăn trái nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong năm qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến nhiều loại nông sản của huyện Bình Tân giảm mạnh, đặc biệt là khoai lang tím Nhật nên các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao của huyện cũng giảm đáng kể, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như thu nhập của người dân.
Hơn 5 năm trở lại đây, mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt trên địa bàn huyện Long Hồ vẫn được duy trì và phát triển bởi kỹ thuật nuôi đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao. Mô hình này ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã xác định nông nghiệp là thế mạnh cần phải tập trung phát triển để nâng cao giá trị sản xuất, những năm qua, Ban chỉ đạo xã tăng cường vận động nhân dân thực hiện tốt kế hoạch cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng cường công tác chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp.
Thành phố Vĩnh Long xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm tại chỗ và cung cấp cho người dân trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đã triển khai 2 mô hình nông nghiệp đảm bảo thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo các mặt hàng nông sản được sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nhanh, thuận lợi, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo đúng quy định trong phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể:
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đang là hướng phát triển kinh tế của người nông dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, không chỉ giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, ổn định thu nhập đời sống, tại các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, những luống rau củ quả xanh mướt, những loài hoa đủ màu khoe sắc thực sự là những điểm tham quan du lịch và trải nghiệm lý thú đối với du khách khi đến với thành phố Vĩnh Long.
Tiếp nối thành công dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 – 2020”, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”, năm 2021. Quy mô: 18.500 con, 37 hộ (mỗi hộ 500 con).
Qua một năm thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn theo hướng liên kết sản xuất thuộc dự án “Phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2020” được Trung tâm khuyến nông (nay là Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) triển khai tại thị trấn Long Hồ trong năm 2020. Đến nay 10 hộ nông dân tại thị trấn đã nuôi được 10 tháng và mang lại nhiều kết quả khả quan. Cụ thể: tỉ lệ sống trung bình đạt 85% , kích cở lươn thu hoạch được từ 4-5 con/kg (đặc biệt có những hộ đạt từ 2-3 con/kg ). Năng suất thu hoạch trung bình thu hoạch 250-300kg/mô hình (ban đầu giao có 500 con/kg), và nhân rộng mô hình với 7.000 con/2 hộ.
Tận dụng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có phục vụ lợi ích của con người, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống sản xuất không chỉ là mục đích của các nhà khoa học mà còn là của nông dân sản xuất hiện nay. Cùng với khí hậu hài hoà, đất đai màu mỡ và thiên nhiên ưu đãi đã đem nhiều lợi thế cho bà con xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn.
Đứng trước nhu cầu cạnh tranh đầu ra nông sản ngày càng quyết liệt của thương trường, ngày càng có nhiều nông dân đã sáng tạo, chủ động trong việc chọn những loại cây trồng dễ tiêu thụ, lãi suất cao, ít rủi ro, phù hợp với điều kiện nguồn vốn hiện có và kinh nghiệm tích lũy đã mang lại hiệu qủa kinh tế khả quan. Điều quan trọng là không phải rơi vào tình trạng “ trúng mùa, rớt giá” hay “ thất mùa, trúng giá” thường xảy ra từ bấy lâu nay.
Qua hơn 7 năm thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Đề án số 03-ĐA/TU) đã đạt được một số kết quả tích cực trong sản xuất cũng như việc thực hiện các mục tiêu Đề án đã đề ra. Trong đó, lĩnh vực chăn nuôi được Ngành nông nghiệp quan tâm đầu tư, chuyển dịch phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng giống vật nuôi, đẩy mạnh liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ, hướng đến chăn nuôi trang trại và phát triển bền vững.
Năm 2020, được sự đầu tư từ Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long (nay là Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long) thông qua kế hoạch “Hỗ trợ áp dụng các mô hình khuyến nông mới trong năm 2020”, 06 hộ nông dân xã Tân An Hội, huyện Mang Thít đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm rơm trong nhà dạng trụ với hiệu quả kinh tế rất cao.
Hiện nay, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Từ đó, từn bước chuyển đổi từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô mang tính hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng, tổ chức liên kết sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Điển hình của mô hình này có thể kể đến mô hình “Liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt” thuộc dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 – 2020” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long (nay là Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long) triển khai thực hiện từ năm 2017 – 2020. Sau 4 năm triển khai thực hiện đã đem lại những hiệu quả như sau:
Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình vừa ban hành công văn chấp thuận chủ trương cho Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp với các xã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây sả chanh huyện Tam Bình giai đoạn 2021-2025 với diện tích 60 ha. Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hướng dẫn Công ty TNHH TMDV-SX Đại Phát Vĩnh Long triển khai, tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần nội dung được chấp thuận và theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Qua thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến nay huyện đang thực hiện giãn cách xã hội cao hơn mức Chỉ thị 15, trong khi đó Thành Phố Hồ Chí Minh và một số địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, chính vì vậy việc lưu thông và tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn, thời gian qua ngành Nông nghiệp huyện tham mưu Huyện ủy, UBND huyện, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác sản xuất, hỗ trợ kịp thời lưu thông và tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện.
Để tập trung phát triển từ tổng đàn đến chất lượng đàn vật nuôi trên cơ sở tận dụng những phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho người dân nông thôn, huyện Vũng Liêm thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp đã chọn con bò là vật nuôi chủ lực của huyện và trong 03 năm gần đây, giá bò thịt và bò giống luôn ở mức khá cao, người nuôi bò có lợi nhuận khá. Do đó, mô hình nuôi bò đã cho thấy sự hiệu quả kinh tế cao của mô hình, cụ thể:
Với mục đích xây dựng và phát triển vùng nuôi lươn thâm canh theo hướng an toàn thực phẩm nhằm thay đổi tập quán của người dân từ hình thức nuôi truyền thống, nuôi có sử dụng kháng sinh và các hóa chất cấm sang hình thức nuôi mới nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi khép kín của thanh niên trẻ Nguyễn Bảo Tuân, sinh năm 1995, Bí thư chi đoàn ấp Nhơn Ngãi, xã Nhơn Bình (Trà Ôn) bước đầu không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường.