CMS Hiển thị Danh sách Tin Tức

Tham luận

  • Sự chuyển mình của vùng “rốn lũ” Bắc Bình Minh ( 05/10/2023 )

    Vùng “rốn lũ" Bắc Bình Minh nằm ở phía bắc Quốc lộ 1A, nay thuộc huyện Bình Tân và thị xã Bình Minh. Từ một vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn vì hàng năm đều chịu ngập lũ và có diện tích đất hoang hóa nhiều nhất tỉnh, nhưng 48 năm qua, quê hương này đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, thực sự trở thành vùng trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh.

  • Bình Tân: Chú trọng phát triển chăn nuôi, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp ( 13/04/2023 )

    Huyện Bình Tân kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo; trong đó, ngành chăn nuôi phát triển không chỉ góp phần tăng tổng giá trị toàn ngành mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Do đó, chú trọng phát triển chăn nuôi là một trong những nội dung quan trọng được huyện Bình Tân đề ra nhằm cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp; cung ứng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị; đồng thời tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt; qua đó, giúp người chăn nuôi tăng thu nhập, cải thiện kinh tế hộ gia đình và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nghị quyết đề ra.

  • Vũng Liêm phát huy tinh thần đổi mới, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ năm 2023 ( 28/03/2023 )

    Năm 2023, với nhận định địa phương sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, khô hạn - xâm nhập mặn ngày càng phức tạp hơn, dịch bệnh covid-19 và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, một số mặt hàng nông sản gặp khó trong tiêu thụ; hoạt động sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, sức cạnh tranh thấp; nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương còn hạn chế, không đảm bảo đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình bức xúc, công trình tạo động lực phát triển chung,... sẽ tác động lớn đến tổ chức thực hiện Nghị quyết năm 2023. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, quyết tâm cao của ban chấp hành Đảng bộ huyện sẽ cùng hệ thống chính trị tập trung thực hiện 16 chỉ tiêu đề ra, trong đó nhiều giải pháp thiết thực trên từng lĩnh vực được chỉ đạo cụ thể.

  • Tam Bình: Tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp năm 2023 ( 27/02/2023 )

    Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình vừa ban hành kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp huyện Tam Bình năm 2023. Theo đó, năm 2023 ngành nông nghiệp tập trung nâng giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng 1,5% so năm 2022. Giá trị trên 01 đơn vị diện tích đạt 209 triệu đồng/ha/năm. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt: trồng trọt 63,8% - chăn nuôi 27,5% - dịch vụ 8,7%.

  • Bình Tân: Nổ lực hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới ( 08/11/2022 )

    Huyện Bình Tân được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ huyện Bình Minh cũ - nay là Thị xã Bình Minh, có diện tích tự nhiên hơn 15.000ha với 10 đơn vị cấp xã, gồm: 9 xã và 01 thị trấn. Năm 2010, Bình Tân bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), sau hơn 10 năm, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, huyện có 9/9 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và huyện cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, dự kiến sẽ tổ chức lễ công nhận vào ngày 16 tháng 11 tới đây.

  • Tuân thủ quy trình sản xuất giữ vững thương hiệu VietGap ( 03/10/2022 )

    Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trà Ôn, thế mạnh của huyện là cây ăn trái với diện tích 16.770 ha gồm nhiều chủng loại như: cam sành, bưởi, chôm chôm, xoài, sầu riêng, nhãn, măng cụt…

  • Bình Tân cần hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học ( 29/08/2022 )

    Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học không chỉ kiểm soát được dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, mang lại lợi ích cho người chăn nuôi mà còn góp phần quan trọng bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi an toàn sinh học một cách bền vững thì huyện Bình Tân cần hướng tới việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn theo hướng tập trung, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

  • Nỗ lực cải tạo những dòng kinh trong lòng thành phố Vĩnh Long ( 11/08/2022 )

    Hệ thống kinh, rạch có vai trò rất quan trọng trong điều tiết dòng chảy, cải thiện môi trường nước cho vùng nội thành và dẫn nước tưới tiêu cho vùng ngoại thành ở các đô thị. Xác định ý nghĩa đó, từ nhiều năm qua, thành phố Vĩnh long đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện tốt hơn hiện trạng những dòng kinh và còn hướng đến biến chúng thành những “công viên nước” trong lòng thành phố.

  • Khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm theo hướng bền vững ( 01/07/2022 )

    Nước ngầm (hay nước dưới đất) rất quan trọng đối với những hộ sống ở xa các nhà máy cấp nước tập trung và vùng khan hiếm nước vào mùa khô. Mặc dù có trữ lượng tiềm năng khai thác khá dồi dào, hiện trạng khai thác ít nhưng để sử dụng bền vững, từ nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm khai thác và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.

  • Trà Ôn: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 ( 30/05/2022 )

    Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện năm 2022 về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng rất lớn về phát triển kinh tế của huyện. Nhưng với sự đoàn kết một lòng, đã đồng tâm, hiệp lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, UBND huyện Trà Ôn tập trung nổ lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong những thắng đầu năm 2022. Đã tạo những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh ngày càng phát triển.

  • Bình Tân: quyết tâm khắc phục khó khăn nâng cao giá trị ngành nông nghiệp ( 24/03/2022 )

    Trong năm 2021, cũng như hầu hết các địa phương khác, ngành nông nghiệp huyện Bình Tân chịu rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; cùng với đó là tình hình biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp dẫn đến dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xuất hiện ngày càng nhiều; đầu ra các mặt hàng nông sản và giá cả thị trường không ổn định tác động rất lớn đến quá trình phát triển nông nghiệp của địa phương. Đáng chú ý là một số mặt hàng nông sản chủ lực của huyện như: khoai lang tím Nhật, mít Thái, cá tra,....... do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thời điểm không xuất khẩu được, kéo theo giá cả bấp bênh, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Với những khó khăn trong năm 2021, sang năm 2022, huyện Bình Tân đã đề ra nhiều giải pháp, quyết tâm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phấu đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

  • Nghề trồng rau cải-“Liệu có ăn chắc mặc bền”? ( 07/03/2022 )

    Trong khi nhiều loại cây trồng có tính hướng ngoại (xuất khẩu) như khoai lang, dưa hấu, nhãn da bò, thanh long…thường bấp bênh vì cảnh "dội hàng, ế chợ", thì các loại rau màu bình thường phục vụ cho bửa ăn hàng ngày (gọi chung là rau cải) lại có đầu ra, tiêu thụ dễ dàng hơn...

  • Chánh An đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp ( 17/02/2022 )

    Khai thác lợi thế nằm ven sông Cổ Chiên và sông Măng, từ khi sản xuất gạch gốm không còn nữa, xã Chánh An (Mang Thít) đã tích cực chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất nông nghiệp. Hiện cây ăn trái, cây giống và nuôi thủy sản là thế mạnh của xã.

  • Trà Ôn: Tập trung giảm nghèo, xây dựng đô thị, phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng, bền vững ( 17/02/2022 )

    Huyện Trà Ôn thực hiện Nghị quyết năm 2021 trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

  • Năm 2021 sản xuất nông nghiệp huyện Tam Bình vượt qua khó khăn tăng trưởng vượt bật ( 28/01/2022 )

    Năm 2021, ngành nông nghiệp huyện Tam Bình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với địa phương thực hiện, nông dân nổ lực phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản nên tổng giá trị sản xuất nông nghiệp-lâm-thủy sản năm 2021 tăng trưởng vượt bật ước đạt 4.620.805 triệu đồng, đạt 103,46% kế hoạch, tăng 6,05% so cùng kỳ (Nghị quyết tăng 2,5%). Giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích: 206,4 triệu đồng, đạt 115,3% kế hoạch, tăng 17,9% so cùng kỳ.

  • Trà Ôn: Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ( 21/01/2022 )

    Trong năm 2021, tuy chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, song kinh tế nông nghiệp huyện nhà tiếp tục phát triển toàn diện với giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 3,69%, trong đó nông nghiệp tăng 4% so cùng kỳ; giá trị trên một đơn vị diện tích đạt 207 triệu đồng/ha/năm (tăng 09 triệu đồng/ha/năm so cùng kỳ); thu nhập bình quân đạt 37,32 triệu đồng/người/năm (tăng 0,32 triệu đồng so cùng kỳ); qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng cân đối, ổn định và bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đồng thời, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, “diện mạo” nông thôn có nhiều đổi mới, đặc biệt là đời sống vật chất, lẫn tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.

  • Long Hồ vững tin bước vào năm mới 2022 ( 07/01/2022 )

    Năm 2021 qua đi, Đảng bộ và nhân dân huyện Long Hồ đã chung sức chung lòng, nỗ lực thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết. Năm 2022 mở ra với nhiều cơ hội và cả thách thức, dịch Covid 19 dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp toàn đảng, toàn quân và toàn dân Long Hồ tiếp tục phát huy kết quả đạt được, phát huy truyền thống đoàn kết, vững tin bước vào năm mới với quyết tâm đưa Long Hồ ngày một phát triển đi lên.

  • Vũng Liêm áp dụng một số ứng dụng khoa học trong sản xuất nông nghiệp ( 06/12/2021 )

    Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hiện nay luôn được Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân quan tâm, triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực, với những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua ngành nông nghiệp huyện Vũng Liêm đã tuyên truyền, hướng dẫn và từng bước tạo điều kiện để người dân tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

  • Tam Bình: Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vụ Thu đông năm 2021 ( 21/11/2021 )

    Thực hiện kế hoạch sản xuất lúa vụ Thu Đông 2021, toàn huyện Tam Bình xuống giống dứt điểm diện tích 12.602 ha (giảm 8,63% so với vụ Đông xuân 2020-2021). Tính đến nay, nông dân trên địa bàn huyện đã thu hoạch dứt điểm diện tích năng suất, giá bán đạt khá cao mang lại thu nhập khá cho nông dân.

  • Lên kế hoạch dài hạn kiểm soát dịch bệnh thủy sản ( 21/11/2021 )

    Phê duyệt kế hoạch phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi đến năm 2030, ưu tiên xây dựng cơ sở/vùng sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB)…tỉnh Vĩnh Long đang chú trọng phát triển dài hạn cho ngành thủy sản.

<< < 1 2 3 4 5 6 7  ... > >>