Kỹ thuật chăn nuôi
Hiện trên địa bàn tỉnh ước tính đến ngày 15/02/2023 đàn gia cầm có hơn 11 triệu con, trong đó đàn gà gần 8 triệu con nên việc kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm cần thiết được thực hiện thường xuyên, liên tục. Để giúp người chăn nuôi và người tiêu dùng nâng cao những hiểu biết về bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản giới thiệu về bệnh cúm gia cầm và khuyến cáo cách phòng, chống như sau:
Trong 2 năm qua, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra khiến việc quản lý trọng lượng gà thịt trở nên cần thiết. Mức độ chậm tăng trưởng gà thịt sẽ được quyết định bởi mức độ nghiêm trọng của sự gián đoạn khiến gà không thể di chuyển khỏi trang trại đến nhà máy chế biến. Áp dụng chiến lược can thiệp tăng trưởng là làm chậm tốc độ tăng trưởng và duy trì chất lượng thân thịt mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia cầm và tỷ lệ tử vong, nhưng có thể tác động đến sản lượng thịt xẻ và thịt ức.
Theo Báo cáo của Cục Thú y và cơ quan y tế, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh Dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 02 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre (12 ca), Kiên Giang (05 ca) và Gia Lai (04 ca). Trên động vật, qua công tác giám sát tại 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện 1.248 trường hợp điều tra, trong đó, lấy mẫu của 214 chó nghi mắc bệnh Dại để xét nghiệm và phát hiện 100 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 11 tỉnh, bao gồm: Lào Cai (05/24), Phú Thọ (32/65), Nghệ An(16/31), Đắk Lắk (29/41), Tây Ninh (01/01), Đồng Tháp (02/02), Cà Mau (04/04). Đặc biệt trong thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh Dại có chiều hướng giảm ở các tỉnh nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới. Nguy cơ dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là rất cao.
Viêm ruột hoại tử (NE_necrotic enteritis) là bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens (CP) ảnh hưởng đến gà thịt từ 2-5 tuần tuổi, dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể do tỷ lệ chết, tăng chi phí điều trị và giảm năng suất sống của gia cầm. Trong những thập kỷ qua, NE đã được kiểm soát bằng cách bổ sung kháng sinh trong thức ăn (AB_addition of in-feed antibiotics). Áp lực quy định loại AB và ionophore thuốc chống nhiễm trùng đã dẫn đến các vấn đề về NE lâm sàng và cận lâm sàng lớn hơn, là thách thức ngày càng tăng đối với ngành chăn nuôi gà thịt.
Gia súc có thể bị ốm nặng, chết sau khi ăn phải thức ăn nhiễm nitrat, axit prussic. Trong thời gian khô hạn, nitrat và axit prussic tích tụ trong thức ăn gây nguy hiểm cho vật nuôi, gia súc bị bệnh nặng và thậm chí tử vong sau khi ăn.
Cận cảnh bò đang há hốc mồm (Hình 1) khi hè nắng nóng và đêm khô hanh, stress nhiệt thường xuyên trở thành vấn đề đối với hoạt động chăn nuôi gia súc. Dấu hiệu là thở há miệng. Người chăn nuôi nên thực hiện ngay biện pháp giúp hạ nhiệt cho vật nuôi.
Mùa mưa thường đồng nghĩa với việc tăng độ ẩm tương đối và giảm nhiệt độ; lượng mưa ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng thức ăn, trong khi tốc độ gió có tác động đến sự bùng phát dịch bệnh. Với sự xuất hiện của gió mùa, cần quan tâm và chăm sóc nhiều hơn đến cây trồng cùng với vật nuôi. Do mùa mưa và lạnh kéo theo thay đổi về nhiệt độ và điều kiện thời tiết nên ảnh hưởng sâu sắc đến trang trại chăn nuôi gia cầm.
Giống gà GTP-Thụy Phương 2, được Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu chọn tạo ra từ nguồn nguyên liệu gà Sasso và gà LV, và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo quyết định số: 3616/QĐ-BNN-CN, ngày 18/9/2019 của Bộ NN&PTNT về việc công nhận các giống vật nuôi mới.
Bệnh về mắt là một trong những bệnh lây lan và gây thiệt hại lớn trên đàn dê, để phòng và trị bệnh hiệu quả cần nắm vững một số kiến thức về nguyên nhân và cách phòng trị như sau:
Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, cung cấp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, và các nguồn sinh học giúp duy trì xã hội. Đặc biệt, lĩnh vực này là trung tâm của những thách thức liên quan đến gia tăng dân số, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và khan hiếm tài nguyên. Trong 50 năm qua, nông nghiệp đã trở thành nguồn tài nguyên cho thâm canh, dựa nhiều vào nguồn hóa thạch dưới dạng tổng hợp phân đạm và phốt pho, hóa chất nông nghiệp có nguồn gốc từ dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch. Các nguyên tắc 'kinh tế tuần hoàn' mang lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp nói chung, và sản xuất chăn nuôi nói riêng trở nên hiệu quả hơn về tài nguyên.
Nguồn protein thay thế từ côn trùng và phương pháp sản xuất bền vững ngày càng được chú trọng. Trọng tâm ở cả cấp độ nghiên cứu và sản xuất thương mại là ấu trùng và nhộng của ruồi lính đen (BSF), Hermetia illucens và ấu trùng sâu bột vàng (YM), Tenebrio molitor.
Một số virus gây bệnh trên gia cầm làm ức chế miễn dịch do làm giảm sản sinh các tế bào lympho. Gia cầm bị ức chế miễn dịch sẽ có đáp ứng miễn dịch kém khi tiêm vaccine. Gia cầm bị ức chế miễn dịch trở nên mẫn cảm và dễ bị nhiễm kế phát, gây thiệt hại cho chăn nuôi.
Bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng là một bệnh tiêu hóa cấp tính. Do Parvovirus ngỗng và parvovirus vịt Xiêm gây ra với ngỗng con và vịt Xiêm con. Bệnh này rất dễ lây lan. Đặc biệt ở đàn nhạy cảm thì tỷ lệ chết lên đến 70-100% khi nhiễm trùng xảy ra trong 10 ngày tuổi đầu tiên.
Bệnh thối móng (Footrot) là một bệnh truyền nhiễm trên móng guốc của dê và cừu, thường xảy ra vào những thời điểm thời tiết mưa dai dẳng cùng với nhiệt độ trên 10°C.
Việc cắt tỉa móng được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khập khiễng, bệnh chân móng trên bò. Thời gian cắt tỉa tốt nhất là thời gian phù hợp với nhu cầu của đàn. Tuy nhiên có những thời điểm nhất định như trong thời kỳ cho bê bú của bò mà tất cả các trang trại nên tránh cắt tỉa.
Ðể vịt đẻ trứng liên tục, chất lượng trứng cao, cần lưu ý và nắm vững đến kỹ thuật trong khâu chăm sóc và nuôi dưỡng từ lựa chọn giống vịt phù hợp, chuồng trại, dinh dưỡng…
Mùa mưa với ẩm độ cao luôn là điều kiện lý tưởng cho các loại vi sinh vật gây bệnh cũng như nấm mốc phát triển. Chăn nuôi mùa mưa nói chung và chăn nuôi gà nói riêng luôn là thách thức đối với nhiều trang trại chăn nuôi, chỉ cần chủ quan là các mầm bệnh đều có thể xâm nhập vào cơ thể gà và gây bệnh. Do đó cần chủ động trong công tác phòng bệnh và cần chẩn đoán phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời.
Theo Thông báo số 62/TB-CCCNTY&TS ngày 23/9/2021 của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản thị bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) đã xảy ra tại xã Quới Thiện huyện Vũng Liêm và có nguy cơ bệnh sẽ bùng phát thành dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho đàn trâu, bò và thiệt hại đến nền kinh tế của người chăn nuôi.
An toàn sinh học (ATSH) đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó. Nhằm mục đích ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại, không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trại, không để vật nuôi trong trại phát bệnh. Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại.
Song song với việc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19, nông dân vẫn tiếp tục duy trì việc sản xuất, trong đó chú trọng việc phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp hướng dẫn hộ chăn nuôi kỹ thuật an toàn sinh học, phòng ngừa dịch bệnh, nhất là trên trâu, bò.