OCOP
Chương trình phát triển “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” trên địa bàn huyện Tam Bình đã tạo được sự lan tỏa đi vào chiều sâu. Nhiều sản phẩm OCOP chất lượng đã được chuẩn hóa tạo thành đặc sản đặc trưng tại địa phương. Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được hỗ trợ thực hiện hiệu quả thông qua việc tham gia các chương trình, hoạt động, sự kiện của huyện, tỉnh, Trung ương về sản phẩm OCOP. Phát triển thương mại điện tử: Cập nhật các thông tin sản phẩm OCOP lên website sàn giao dịch nông sản của ngành Nông nghiệp, trang thương mại điện tử, website chương trình OCOP Vĩnh Long, website của các cơ sở sản xuất, ….
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trà Ôn, tính đến nay trên địa huyện đã có 4 cơ sở sản xuất có các sản phẩm OCOP đủ tiêu chuẩn 3 sao, gồm: hợp tác xã (HTX) Bánh tráng Cù Lao Mây, HTX sản xuất chế biến thủy sản Phú Thành, HTX Cam sành Phương Thúy và Chả lụa Phúc Hưng.
Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP, trong đó nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hoá, phát triển dịch vụ; tăng cường quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; hỗ trợ: tín dụng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.
Theo Quyết định số 2278 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2022 – 2025, Vĩnh Long sẽ phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Công văn số: 5410/UBND-KTNV chỉ đạo các ngành chức năng tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Công văn số 6129/BNN-VPĐP ngày 15/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Chương trình OCOP và Chương trình Phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Tham dự hội nghị, gồm có: Ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, chủ trì hội nghị; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan; Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; các tổ chức quốc tế: GREAT, IFAD, FAO, USAID, …Hiệp hội, Hội ngành nghề và làng nghề, chủ thể OCOP 5 sao, Công ty Lữ Hành và các đơn vị du lịch khác.
Nhằm phát triển Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh Vĩnh Long để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị góp phần cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho phát triển dịch vụ, thương mại của tỉnh.
Đó là hợp tác xã (HTX) cam sành Phương Thúy và HTX sản xuất chế biến thủy sản Phú Thành.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang triển khai chương trình với một số tên gọi khác nhau nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị hành chính làng, xã, huyện thị để phát huy sức sáng tạo và nội lực tiềm năng của các địa phương tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao.
Trung tâm Xúc tiến thương mại Vĩnh Long vừa thông báo mời doanh nghiệp tham gia “Hội chợ Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP khu vực ĐBSCL- Vĩnh Long năm 2022”.
Ngày 11/02/2022, tại hội trường UBND huyện Tam Bình, trong hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp UBND huyện đã tổ chức trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đặc trưng thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021.
Sản phẩm chả lụa Phúc Hưng của hộ kinh doanh lò chả lụa Phúc Hưng tại số 12, ấp Khu phố, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP (3 sao) vào ngày 28/12/2021.
Năm 2021, huyện Tam Bình được tỉnh công nhận 7 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm đặc trưng theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3-4 sao. Trong đó, sản phẩm Ống hút tre của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ECOECO (xã Long Phú, huyện Tam Bình), đạt 4 sao là sản phẩm độc đáo từ ý tưởng bảo vệ môi trường của anh Phạm Lê Đạt, thanh niên sinh năm 1992, đầy tâm huyết phát triển sản phẩm.
Ngày 28/12/2021, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 3620/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Vĩnh Long năm 2021.
Mô hình sản xuất lúa sạch ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình được hình thành từ vụ Hè thu năm 2016, đến nay qua giai đoạn hình thành và phát triển hạt gạo được sản xuất tại Hợp tác xã nông nghiệp Tân Tiến đã dần khẳng định được thương hiệu tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của HTX Nông nghiệp Tân Tiến là sự kết hợp 3 yếu tố:
Ngày 28/12/2021, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số: 3620/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Vĩnh Long năm 2021.
Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm của 03 chủ thể chả lụa Sơn Lâm thuộc cơ sở kinh doanh Sơn Lâm, trà Bồ công anh thuộc sơ sở Trường Ái, Sầu riêng sấy thăng hoa, mít sấy thăng hoa, mít sấy lạnh thuộc công ty TNHH Sáu Ri. Đây là những sản phẩm đã tạo được thương hiệu trong và ngoài tỉnh từ nhiều năm nay.
Thực hiện kế hoạch chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được huyện Tam Bình năm 2021, ngành Nông nghiệp huyện đã triển khai cho các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các cơ sở tham gia chương trình. Tổ chức triển khai, tập huấn, hướng dẫn mục đích, ý nghĩa phát triển sản phẩm OCOP đến từng cơ sở để các chủ thể chủ động đăng ký tham gia chương trình.
Theo kết quả đánh giá vào ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Mang Thít, Huyện có 2 sản phẩm đạt hạng hạng 4 sao và 3 sao theo chương trình OCOP: “canh nấm bào ngư” của Công ty TNHH MTV thực phẩm sạch An An và “bún Kim Quyên” địa chỉ Khóm 1, thị trấn Cái Nhum.