Định hướng phát triển
Việc ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch là một trong những giải pháp góp phần phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Nhằm chuyển đổi diện tích lúa không ổn định hoặc không đảm bảo đủ nguồn nước tưới trong quá trình sản xuất sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản trên cơ sở vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở các xã, thị trấn trong địa bàn huyện để khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ cho việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện.
Ngày 01/8/2022, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Công văn số 4294/UBND-KTNV về việc triển khai Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 theo Quyết định số 585/QĐ-TTg, ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Trà Ôn, từ đầu năm đến nay, ngành đã tích cực khuyến cáo nông dân ứng dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, ứng dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng… giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao.
Thực hiện đề án cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2018-2021, huyện Long Hồ đã đầu tư 67,3 tỉ đồng để thi công 74 công trình thủy lợi.
UBND huyện Long Hồ vừa thống nhất cho triển khai 9 dự án mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn ngoài ngân sách đến năm 2025.
Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng khôi phục, tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025; Huyện Tam Bình tiếp tục lãnh đạo thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường. Triển khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các chính sách hỗ trợ nông nghiệp theo hướng tập trung có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện. Triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để phát triển sản phẩm đặc trưng của huyện.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đang được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở triển khai thực hiện. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân huyện Mang Thít trong xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Kết quả xây dựng nông thôn mới đang từng bước làm thay đổi toàn diện đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống, chất lượng cuộc sống giữa người dân vùng nông thôn với thành thị.
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, năm 2021, huyện tiếp tục thực hiện duy trì cánh đồng lúa chất lượng cao với diện tích 4.100 ha, chiếm 38% diện tích sản xuất lúa, ở các xã như Tân An Luông 600ha, Hiếu Phụng 500ha, Hiếu Nhơn 600ha, Trung Hiếu 700ha, Trung Hiệp 500ha, Trung Ngãi 500ha, Trung An 600ha, Hiếu Thuận 100ha.
Thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, năm 2021 nhân dân trong xã đã cải tạo tích cải tạo vườn kém hiệu quả 0,7 ha sang trồng cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian qua, huyện Trà Ôn đã triển khai các nhóm giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt những kết quả quan trọng. Trong đó, nét nổi bật nhất là tái cơ cấu nông nghiệp giúp cho đời sống của người dân từng bước được nâng lên.
Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trung tâm), trong năm 2021, từ nguồn vốn đầu tư công, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và vốn của đơn vị gần 61 tỉ đồng, Trung tâm đã tổ chức thực hiện nâng cấp, mở rộng, cải tạo 24 trạm, cụm xử lý trạm cấp nước; lắp đặt 7.000 đồng hồ nước (đạt 100% kế hoạch) và cung cấp hơn 25 triệu m3 nước sạch (đạt 97% kế hoạch).
Thời gian qua, mặc dù chịu nhiều tác động do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lồng của người dân, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Trà Ôn được đầu tư phát triển đồng bộ, góp phần vào kết quả xây dựng NTM ở địa phương.
Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 09 tháng đầu năm và Chương trình công tác quý IV năm 2021 của Huyện ủy Trà Ôn cho biết, 09 tháng qua, kinh tế nông nghiệp huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất bền vững.
Tiếp tục định hướng phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, bền vững và đúng theo Luật, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Ngày 20/8/2021, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4737/ UBND-KTNV giao các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Thông tư số 10/2021/TT-BNNPTNT, ngày 19/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo Quyết định số 703/QĐ-TTg, ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Thu nhập của người dân huyện Bình Tân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thế nhưng hầu hết nông sản được sản xuất ra đều do nông dân tự thương lượng và bán cho thương lái, mang tính nhỏ lẻ truyền thống, chưa hình thành được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản của huyện là việc làm mang tính cấp bách nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, cũng như đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản và nâng cao thu nhập cho nông dân. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của huyện như: khoai lang, hành lá, mít Thái..... giảm xuống thấp thì chúng ta mới thấy rõ được vai trò của việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản của huyện là quan trọng như thế nào để để bảo đảm thu nhập cho người nông, cũng như tăng giá trị ngành nông nghiệp địa phương.
Dịch COVID-19 tác động đáng kể đến việc chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ lúa Hè Thu nhưng về cơ bản các tỉnh ĐBSCL đã có một vụ lúa Hè Thu thành công. Theo kế hoạch, vụ Thu Đông 2021, vùng ĐBSCL gieo sạ 700.000 ha; sản lượng ước đạt 3,864 triệu tấn. Toàn bộ sản lượng lúa Thu Đông có thể phục vụ xuất khẩu mà không cần san sẻ cho nhu cầu trong nước.
Ngày 04/6/2021 UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 1370/QĐ-UBND về phê duyệt Dự án “Phát triển giống heo chất lượng cao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”. Dự án do Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Long làm chủ đầu tư; cơ quan phối hợp triển khai thực hiện là Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện trong tỉnh.