Phòng chống thiên tai & TKCN
Ngày 13/3/2023, UBND tỉnh đã có Công văn số: 1066/UBND-KTNV giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 1030/CT-BNN-TL, ngày 10/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định.
Huyện Mang Thít có phần lớn ranh giới nằm giáp sông Cổ Chiên, sông Măng Thít và có nhiều diện tích cây trồng, ao hầm nuôi thủy sản nên hàng năm huyện này thường bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, thiếu nước. Huyện đã và đang thực hiện các giải pháp cụ thể để ứng phó với hiện tượng này trong mùa khô năm nay.
Nhằm đảm bảo nhu cầu nước sản xuất, nhất là cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là dân cư ở vùng gặp khó khăn về nguồn nước, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tại Công văn số 648/BNN-TCTL ngày 08/02/2023 về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Công): Thông tin từ Ủy hội sông Mê Công Quốc tế, hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du từ ngày 19/01/2023 đến khoảng đầu tháng 2 với lưu lượng còn lại khoảng 650m3/s (bằng 50% so với thời gian trước).
Chiều ngày 5/12, bờ tả sông Cổ Chiên thuộc tổ 9, tổ 10, ấp Bình Thuận 1, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ bị sạt lở nghiêm trọng làm mất 10ha đất cùng với nhà cửa, công trình bên trên, ước tổng thiệt hại khoảng 35 tỷ đồng, không có thiệt hại về người.
Ngày 28/10/2022, Ban Chỉ đạo (BCĐ) diễn tập huyện Mang Thít tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mang Thít và xã Tân An Hội năm 2022. Đến dự, chỉ đạo và tham quan diễn tập có ông Nguyễn Thành Thế- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long, ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long- Trưởng ban chỉ đạo diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; ông Trần Minh Trang- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy- Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo, Tổ nội dung diễn tập tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành, UBND, Ban Chỉ huy Quân sự trong tỉnh. Về phía huyện có bà Nguyễn Huỳnh Thu- TUV- Bí thư Huyện ủy Mang Thít...
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh long, triều cường rằm tháng 9 âm lịch trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh lên rất cao, mực nước trong 2 ngày 10-11/10 trừ đỉnh triều tại trạm Cần Thơ (sông Hậu) ở mức xấp xỉ đỉnh triều lịch sử năm 2019, tại các trạm đo còn lại đã vượt mức nước cao nhất từ trước đến nay (mức lịch sử năm 2019) từ 1-10cm.
Theo nhận định của Đài Khí tượng-Thủy văn khu vực Nam Bộ và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long (Bản tin ngày 06/10/2022), mực nước trên sông Cửu Long lên nhanh trở lại theo kỳ triều Rằm tháng 9 âm lịch. Dự báo, đỉnh triều đợt này trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện vào ngày 10-12/10 (nhằm ngày 15-17 tháng 9 âm lịch) ở mức xấp xỉ hoặc trên báo động (BĐ) III từ 0,05-0,2m. Mực nước dự báo tại các trạm như sau: Cần Thơ (sông Hậu): 2-2,05m (xấp xỉ hoặc trên BĐIII là 0,05m); Mỹ Thuận (sông Tiền): 1,95-2m (trên BĐIII là 0,15-0,2m). Cấp độ rủi ro thiên tai do triều cường vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu ở cấp độ 2.
Theo Đài Khí tượng-Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, đến sáng ngày 6/9/2022, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đã lên cao hơn cùng kỳ năm trước (CKNN). Tại trạm Tân Châu (sông Tiền) là 2,42m, thấp hơn mức báo động I (BĐ I) là 1,08m, cao hơn so với CKNN là 0,6m; tại Châu Đốc là 2,18m (thấp hơn BĐI 0,82m, cao hơn so với CKNN là 0,35m).
Mặc dù theo dự báo, đỉnh lũ năm 2022 tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức Báo động 1 (BĐ1) và trên BĐ1, nhưng với tác động của triều cường ở các tháng cuối năm ở mức cao, các tỉnh Nam Bộ sẽ có nguy cơ ngập, lụt. Bên cạnh, do ảnh hưởng của hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina làm cho mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ gia tăng, có thể ảnh hưởng đến đỉnh lũ năm nay.
Ngày 16/08/2022, Ông Nguyễn Văn Diên - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít đã đi kiểm tra, khảo sát điểm sạt lở tương đối nghiệm trọng trên tuyến đê bao sông Măng kết hợp GTNT trên địa bàn Tân Long Hội.
Cơn mưa lớn chiều ngày 12/6/2022, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè Thu tại huyện Long Hồ bị đổ ngã, tập trung tại các xã Phú Quới, Thạnh Quới và Lộc Hòa.
Vào khoảng 15 giờ ngày 12/6/2022, mưa lớn kèm theo giông đã làm tốc mái 4 căn nhà tại xã Thạnh Quới và Hòa Phú (Long Hồ).
Việc duy trì xả nước ở mức cao của thuỷ điện thượng lưu từ giữa tháng 2/2022 đến nay kết hợp với mưa lớn trái mùa ở nhiều nơi nên làm mực nước trên hệ thống sông, rạch vùng ĐBSCL gia tăng, xâm nhập mặn giảm và còn có xu thế giảm sâu trong 2 tháng còn lại của mùa khô năm nay.
Trong 2 ngày, 15- 16/4/2022, trên địa bàn huyện Mang Thít xuất hiện mưa to kèm theo gió giật mạnh đã làm tốc mái tổng cộng 09 căn nhà, một số công trình phụ và cây ăn trái ở các xã An Phước, Hòa Tịnh, TT Cái Nhum, ước thiệt hại 230 tiệu đồng.
Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, dự báo xâm nhập mặn lớn nhất trong tháng 4 với ranh mặn 1g/l trên sông Tiền 40- 50km, sông Hàm Luông 50- 55km, các cửa sông khác 40- 45km, trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 65- 70km. Ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé đã đi vào hoạt động, mặn đã chủ động kiểm soát.
Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam (bản tin ngày 3/3), từ ngày 19-24/2/2022, thuỷ điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) gia tăng lượng xả nước hơn 1.000m3/s, tương đương với 2 tổ máy phát điện (trước đó, từ 23/1 đến 7/2 xả dưới 700m3/s), nhưng từ ngày 1/3 đến nay tăng lên hơn 1.400m3/s, cộng với mưa lớn trái mùa trên diện rộng góp phần làm nguồn nước về hạ lưu gia tăng.
Do vào đợt triều kém của tháng Giêng âm lịch nên độ mặn sông, rạch trong tỉnh sẽ giảm trong những ngày tới nhưng sẽ tăng trở lại sau đó.
Ý thức được hậu quả của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong những năm trước, ngay từ cuối tháng 12/2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo chuẩn bị công tác ứng phó với tình trạng này trong mùa khô năm 2021-2022 nhằm bảo vệ an toàn cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân nhất là ở vùng nông thôn...
Theo Đài Khí tượng-Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, độ mặn trên các sông, rạch trong tỉnh đang tăng lên theo kỳ triều Rằm tháng Giêng và dự báo đạt đỉnh vào ngày 16-17/2 (nhằm ngày 16-17 tháng Giêng), sau đó giảm dần cho đến cuối tuần (đến ngày 20/2).