Tình hình sản xuất
Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù hạn hán, xâm nhập mặn không gay gắt nhưng do sản xuất vào mùa khô nên vụ lúa Hè Thu năm nay có thể sẽ gặp không ít khó khăn. Một số vấn đề sau đây cần quan tâm để sản xuất vụ lúa Hè Thu an toàn với hạn, mặn.
Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình vừa ban hành kế hoạch phát triển diện tích rau màu trên địa bàn huyện năm 2023. Theo kế hoạch, huyện đẩy mạnh vận động trồng màu, nhất là màu chuyên canh ở các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Long Phú, phấn đấu nâng diện tích trồng màu năm 2023 lên 6.910 ha, tăng 0,28% so năm 2022, trong đó màu ruộng 2.940 ha, tăng 0,39% so năm 2022.
Thời điểm này, lúa Đông Xuân trên địa bàn huyện Long Hồ đã thu hoạch hơn 600ha, năng suất ước đạt 6,5 tấn/ha.
Trong vụ đông xuân 2022-2023, nông dân huyện Long Hồ xuống giống hơn 600 ha màu trên đất ruộng. Từ khi bắt đầu thu hoạch nông dân rất phấn khởi vì vụ màu đông xuân này nông dân Long Hồ trúng mùa, trúng giá, ghi nhận về niềm vui của bà con trồng màu nơi đây.
Năm 2023, huyện Bình Tân có kế hoạch sản xuất 17.950 ha màu, trong đó, diện tích đưa cây màu xuống ruộng 17.300 ha và sản lượng phấn đấu đạt 458.150 tấn.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Trà Ôn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho nhiều nông hộ.
Những năm qua, hạn và xâm nhập mặn đã gây không ít khó khăn cho người dân huyện Trà Ôn nhất là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thay vì khoanh tay đứng nhìn, nhiều hộ dân ở các địa phương trong huyện đã chủ động thích ứng với hạn, xâm nhập mặn để đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả cho cây trồng.
Năm 2022 được xem là một năm tăng trưởng đầy ấn tượng và gặt hái nhiều thắng lợi của nghề nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 2,4 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD. Để có được những kết quả trên là nhờ vào sự đóng góp tích cực của người nuôi và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ của ngành hàng cá tra với sự nỗ lực hết mình để tận dụng cơ hội về thị trường. Đồng thời có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương trong việc tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, các rào cản từ thị trường nhập khẩu, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, kịp thời hỗ trợ, động viên, khích lệ người nuôi và doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ -ông Ngô Vĩnh Tuân cho biết: triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 10 của Huyện ủy Trà Ôn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giai đoạn 2021-2030, xã Tân Mỹ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 1.700 ha, thuộc vùng I, phù hợp phát triển hệ thống canh tác lúa, màu, trồng lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo mô hình trang trại và phát triển du lịch tâm linh.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Bình Tân, đến thời điểm này, nông dân trong huyện đã xuống giống 412ha dưa hấu phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Tỉnh Vĩnh Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi và thế mạnh về phát triển rau quả (rau màu, cây ăn trái). Để gia tăng thu nhập của người sản xuất và nâng cao kim ngạch xuất khẩu, ngành chức năng của tỉnh đã từng bước thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng 2 loại cây trồng này.
Những đợt mưa lớn trên diện rộng vào cuối tháng 9, trong tháng 10 và đợt triều cường rất cao vào rằm tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch vừa qua lại là thách thức lớn nữa đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ lúa Đông Xuân 2022-2023. Vấn đề chống ngập để bảo vệ, xuống giống cho vụ lúa quan trọng nhất trong năm này cần phải được quan tâm ngay từ đầu.
Theo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, đến nay diện tích vườn cây ăn trái lâu năm trên địa bàn huyện chiếm hơn 17.600 ha, trong đó, cây cam sành có hơn 8.781 ha. Riêng cây cam sành trên đất lúa có đến 7.761 ha.
Do dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt nên tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Bình Tân trong 9 tháng đầu năm phát triển khá ổn định.
Trong năm 2022, ngành nông nghiệp huyện Bình Tân triển khai 6 chương trình, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”, triển khai thực hiện trong năm 2022, đầu tháng 10/2022, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đã chuyển giao lúa giống, vật tư cho nông dân tham gia mô hình trên địa bàn huyện Long Hồ và huyện Trà Ôn. Từ nguồn hỗ trợ này bà con sẽ xây dựng mô hìnhsản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu cho vụ Đông Xuân 2022-2023.
9 tháng đầu năm 2022, tuy chịu nhiều tác động của giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, song tình hình chăn nuôi của người dân trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển.
Thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025, đầu năm đến nay, huyện Long Hồ đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và bền vững.
Được biết trà Lúa Thu Đông năm 2022, bà con nông dân trên địa bàn huyện Mang Thít xuống giống 1.974,93 ha. Tập trung tại các xã như: Chánh An 22,65ha, An Phước 160,6ha, Mỹ An 361,4ha, Long Mỹ 37,5ha, Hòa Tịnh 507,4ha, Bình Phước 583ha, Tân Long 3,5ha và thị trấn Cái Nhum 298,88ha. Hiện lúa đang ở giai đoạn mạ 283,4ha, giai đoạn đẻ nhánh 1.164,8 ha, giai đoạn làm đòng 323,38ha, giai đoạn đòng - trổ 203,35ha.