
Ảnh: cam sành- sản phẩm đặc trưng mang lại giá trị kinh tế cao huyện Tam Bình
Để triển khai thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Tam Bình xác định một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng 1,5%. Giá trị trên 01 đơn vị diện tích đạt 207 triệu đồng/ha/năm, tăng 0,29% so năm 2021. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt trồng trọt 65% - chăn nuôi 26,5% - dịch vụ 8,5%.
Thời gian qua, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp đang tạo ra chuyển biến tích cực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng; giá trị nông nghiệp-thủy sản tăng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; Cán bộ, đảng viên có đi sâu, đi sát thực tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp người dân ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Huyện ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân. Các ngành và địa phương có quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển: mô hình sản xuất lúa sạch (sản xuất theo hướng hữu cơ) xã Mỹ Lộc hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết bao tiêu sản phẩm, mô hình cam sành đạt chuẩn VietGAP liên kết chuỗi giá trị (Bình Ninh, Loan Mỹ), mô hình trồng bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP, phát triển đàn dê ở xã Bình Ninh, nuôi ếch ở xã Phú Thịnh, vườn chuyên canh Sầu riêng xã Mỹ Thạnh Trung, Phú Lộc các mô hình cơ bản tạo đầu ra ổn định, mang lại thu nhập khá cho nông dân, đang tiếp tục duy trì và phát triển nâng chất lượng và hiệu quả. Thực hiện chương trình phát triển Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bước đầu mang lại hiệu quả, đến nay huyện có 16 sản phẩm được tỉnh công nhận đạt từ 3-4 sao.
Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu chủ yếu trên ngành nông nghiệp cần khắc phục một số hạn chế: Sản xuất còn mang tính nhỏ lẽ, sản phẩm hàng hóa phân tán, chất lượng không đồng đều, có ít mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Sức cạnh tranh một số sản phẩm nông sản chủ lực của huyện đang ở mức thấp. Việc cung cấp thông tin về thị trường cho người sản xuất cũng như xúc tiến, quảng bá nông sản còn hạn chế. Hạn chế ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của hạn mặn, mưa bão, triều cường dâng cao.
Các ngành và địa phương cần triển khai xây dựng các kế hoạch chi tiết phục vụ cho việc thực hiện dự án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Nghiên cứu đề xuất các kế hoạch chi tiết đối với lĩnh vực sản xuất chủ lực của địa phương nhằm chi tiết hóa quy hoạch tổng thể, bố trí lại sản xuất cho từng vùng; Triển khai, rà soát điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi và lợi thế của địa phương; Vận động nhân dân nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, tích cực vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp./.
P.S