
Diện tích cam sành đang cho hiệu quả kinh tế cao
Bên cạnh đó, các cấp, cá ngành và địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế tế cao, trong đó càm sành là cây ăn trái chủ lực. Hiện diện tích vườn cây lâu năm toàn huyện 15.507,3ha (tăng 860,5 ha so cùng kỳ do chuyển đất lúa lên trồng cam sành, bưởi, chanh, sầu riêng,…), đạt 104,7% kế hoạch, trong đó cây cam sành 6.981,4ha (riêng cam sành trên đất lúa 5.787,1ha, chiếm 82,9%) với 3.904,4ha đang cho hiệu quả kinh tế cao, 2.753,2ha cam tơ và 323,8ha cam già cõi đã mang lợi nhuận từ 300 - 350 triệu đồng/ha. Đặc biệt, toàn huyện có 02 hợp tác xã là hợp tác xã cam sành xã Thới Hòa và hợp tác xã cam sành Phương Thúy (Vĩnh Xuân) đạt tiêu chuẩn VietGap, nổi bật là sản phẩm cam sành hợp tác xã Phương Thúy đạt OCOP.
Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Nghị quyết số 05- NQ/HU của Huyện ủy về phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra mục tiêu phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3,05%/năm, trong đó cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cân đối và chuyển dịch đúng hướng, cụ thể: trồng trọt chiếm tỷ lệ 51% (giảm 5,96%), chăn nuôi và thủy sản chiếm tỷ lệ 39% (tăng 4,24%) và dịch vụ nông nghiệp 10% (tăng 1,72%) so với năm 2020; đồng thời phấn đấu đến năm 2025 có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Vĩnh Xuân, Lục Sĩ Thành, Nhơn Bình, Trà Côn, Tân Mỹ, xây dựng 05 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 05 ấp nông thôn mới kiểu mẫu và phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025. Bên cạnh đó, tập trung lãnh đạo giữ vững và nâng chất văn minh đô thị Thị trấn Trà Ôn và đạt đô thị loại IV đến năm 2025, kết hợp tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị trung tâm xã Hựu Thành để định hướng đạt tiêu chí đô thị loại V đến năm 2030.
Thanh Hiếu