Cụ thể trên lĩnh vực trồng trọt tổng diện tích trồng lúa 2 vụ lúa chính Đông xuân và Hè thu: 27.011 ha, đạt 98,4% so kế hoạch, giảm 8,14% so cùng kỳ. Năng suất trung bình 2 vụ đạt 6,61 tấn/ha, đạt 99,4% so kế hoạch, tăng 0,77% so cùng kỳ. Sản lượng 2 vụ: 178.442 tấn, đạt 97,8% kế hoạch, giảm 7,43% so cùng kỳ. Các địa phương tích cực vận động nông dân chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái đến nay: 532,48 ha. Trong đó trồng cam sành 373,01 ha, mít 38,49 ha, dừa 26,85 ha, bưởi 22,23 ha còn lại các loại cây ăn trái khác. Cơ cấu giống lúa hợp lý, diện tích sử dụng giống xác nhận đạt 90% diện tích, đảm bảo 98% diện tích áp dụng “3 giảm, 3 tăng” đạt 100% (kế hoạch 98%). Đảm bảo cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch lúa: 100% diện tích.

Ảnh: năng suất lúa huyện Tam Bình năm 2021 tăng trưởng khá
Vận động nông dân phát triển diên tích trồng màu 6.713,2 ha, đạt 101,72% (Kế hoạch 6.600 ha), tăng 2,21% so cùng kỳ, trong đó màu ruộng 2.885,5 ha, đạt 101,25% (Kế hoạch 2.850 ha), tăng 1,49% so cùng kỳ; màu vườn 3.827,8 ha, đạt 102,07% (Kế hoạch 3.750 ha), tăng 2,76% so cùng kỳ. Duy trì những vùng sản xuất màu tập trung như xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ….., tiếp tục phát triển những nơi có điều kiện, tăng diện tích rau màu chuyên canh xã Ngãi Tứ: 203,3 ha, Long Phú 47 ha. Đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả vận động nhân dân chuyển sang trồng màu, tận dụng vườn trống, bờ mẫu trồng màu xen.
Trên lĩnh vực trồng trọt, cây ăn trái đặc biệt là cam sành đang tăng trưởng vượt bật về năng suất, sản lượng. Tổng diện tích vườn cây ăn trái toàn huyện 9.160,1 ha, đạt 105,29% (kế hoạch 8.700 ha), tăng 6,06% so cùng kỳ. Năm 2021, xây dựng kế hoạch hỗ trợ xã Hòa Hiệp xây dựng mô hình trồng bưởi đạt chứng nhận VietGAP. Đến nay, diện tích cam sành đạt chứng nhận VietGAP huyện đạt 71,1 ha, ở các xã: Bình Ninh, Loan Mỹ, Mỹ Thạnh Trung.
Năm 2021, công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm thực hiện tốt, thường xuyên thực hiện tiêu độc sát trùng ở những nơi có nguy cơ mầm bệnh tìm ẩn, công tác kiểm soát giết mổ ở các lò giết mổ tập trung luôn đảm bảo và thường xuyên được các ngành chuyên môn kiểm tra, giám sát. Nông dân tích cực phát triển đàn vật nuôi kết quả cụ thể: đàn bò 17.014 con, đạt 101,88% kế hoạch (kế hoạch 16.700 con), tăng 2,08% so cùng kỳ; đàn heo 58.686 con, đạt 146,72% kế hoạch (kế hoạch 40.000 con), tăng 55,01% so cùng kỳ; đàn dê 9.658 con, đạt 101,66% Kế hoạch (kế hoạch 9.500 con), tăng 3,4% so cùng kỳ; gia cầm 3.009.380 con, đạt 101,33% kế hoạch (Kế hoạch 2.970.000 con), tăng 1,93% so cùng kỳ;
Duy trì, nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả như mô hình nuôi lươn, rắn, ếch,…; Vận động nhân dân tận dụng ao, hồ nuôi thủy sản đạt 773,5 ha, đạt 103,13% (kế hoạch 750 ha), tăng 8,09% so cùng kỳ, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Đạt được kết quả trên nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, công tác tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chỉ đạo sản xuất được kịp thời đúng theo kế hoạch đề ra. Phối kết hợp giữa tỉnh, huyện, xã chặt chẽ và được nông dân hưởng ứng cao trong ứng dụng tiến bộ trong sản xuất, liên kết tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Có thể nói năm 2021, ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn tăng trưởng vượt bật, góp phần phát triển kinh tế huyện Tam Bình./.
P.S