Mực nước trên trên dòng chính sông MeKong tăng với cường suất trung bình 6,7cm/ngày. Trong đó, đến ngày 3/3, mực nước tại trạm Kratie (Campuchia), là 7,21m, cao hơn so với TBNN, mùa khô 2015-2016, 2019-2020 và 2020-2021 lần lượt là 0,79m, 0,67m, 0,81m và 0,35m; tại Biển Hồ, dung tích nước khoảng 3 tỷ m3, cao hơn 0,6, 1,1, 1,15 tỷ m3 lần lượt so với các năm 2020-2021, 2019-2020, 2015-2016.
Ở đầu nguồn sông Cửu Long, từ ngày 25/2-3/3, mực nước gia tăng với cường suất trung bình từ 9,2-11,6 cm/ngày. Đến ngày 3/3, mực nước tại trạm Tân Châu là 1,48m (cao hơn so với TBNN, năm 2016 và 2020 lần lượt là 0,23m, 0,49m, 0,46m); tại trạm Châu Đốc là 1,65m (cao hơn so với TBNN, năm 2016 và 2020 lần lượt là 0,28m, 0,51m, 061m). Ở Vĩnh Long, tại Mỹ Thuận là 1,54m (cao hơn so với TBNN, năm 2016 và 2020 lần lượt là 0,35m, 0,67m, 0,51m).
Dự báo xu thế mực nước đầu nguồn ĐBSCL sẽ tăng trong thời gian tới; sẽ có mưa nhỏ xuất hiện ở vùng bán đảo Cà Mau, Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười với vũ lượng từ 15-20mm. Lưu lượng của tháng 2, 3 và 4 tại trạm Kratie đạt từ 2.900-3.460m3/s, cao hơn TBNN từ 909-1.419m3/s và cao hơn mùa khô 2019-2020 ở cùng thời kỳ từ 33-1.074m3/s.
Mặn xâm nhập sâu nhất trong tháng 3, mặn 1g/l cao nhất trên sông Tiền 53-55km, sông Hàm Luông 70-75km, các cửa sông khác 60-62km, trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 100-110km. Ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé đã đi vào hoạt động, mặn đã chủ động kiểm soát.
Dòng chảy về đồng bằng đến nay cho thấy tiềm năng nguồn nước có thuận lợi hơn. Tuy nhiên, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam khuyến cáo, nguồn nước về hạ lưu phụ thuộc vào vận hành của các đập thủy điện thượng nguồn. Mặn có thể diễn biến bất thường, nguy hiểm vào cao điểm trong tháng 3. Để đề phòng các rủi ro do hạn, mặn gây ra, các địa phương cần tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.
Thành Thặng