
Ruộng mướp ghép tại Ngãi Tứ Tam Bình
Để giải quyết những khó khăn trên cần có những cải tiến mới trong sản xuất để trồng mướp hiệu quả hơn. Anh Lê Văn Đúng tại xã Ngãi Tứ, Huyện Tam Bình trồng các loại cây dưa leo, bầu, mướp, khổ qua với diện tích 1ha trong nhiều năm liền luôn chật vật với quản lý bệnh héo rũ vì loại bệnh này phổ biến trên đất cũ. Vào tháng 8/2021, anh đã mạnh dạn trồng thử 0,2 ha cây mướp ghép với hy vọng rằng gốc ghép sẽ kháng được bệnh héo rũ và tăng năng suất. Chính suy nghĩ mạnh dạn đó đã đặt hàng 1100 cây giống ghép với gốc ghép là giống mướp chuyên làm gốc ghép và ngọn ghép là giống mướp hương CN428 của công ty Chánh nông được ghép tại Nông trại TỐT. Sau 2,5 tháng canh tác, anh thu được kết quả tốt. Năng suất 26,2 tấn/ha cao hơn ruộng không có trồng cây ghép là 15 tấn/ha; lợi nhuận đạt 80 triệu/ha cao hơn trồng cây không ghép là 35 triệu/ha. Ngoài ra anh còn nhận xét thêm khi trồng cây ghép hạn chế gần như tối đa bệnh héo rũ trong khi cùng vụ ruộng không trồng cây ghép tỉ lệ cây chết đến hơn 50% vào thời điểm thu hoạch trái tập trung.
Anh rất vui mừng và chia sẽ thêm rằng tại địa phương nhiều người ngại trồng cây mướp ghép vì sợ khó canh tác, khó chăm sóc giai đoạn đầu. Nông dân không thể tự ghép và khó tìm mua được cây ghép nên khi anh trồng anh hơi lo nhưng khi cây trồng được 2 tuần anh thấy yên tâm chăm sóc. Về kỹ thuật chăm canh tác, cây ghép khá đơn giản vì cây có đặc tính sinh trưởng rất mạnh tương đối nhẹ phân anh chỉ cần phun phòng trừ bọ trĩ để hạn chế bệnh khảm là năng suất đạt khá cao.
Được biết với cây nhóm dưa ghép ngoaih cây mướp có nhiều loại khác đã được canh tác nhiều nơi như khổ qua ghép được trồng ở Sóc Trăng, An Giang, dưa hấu ghép trồng ở Trà Vinh vì năng suất tăng vượt trội. Cây ghép có những ưu điểm sau:
- Tăng sinh trưởng: khi ghép, cây mướp có khả năng tiếp tốt giữa gốc và ngọn, chính sự hòa hợp về hình thái giải phẫu, quan hệ sinh lý giữa gốc ghép và ngọn ghép làm cho chúng thúc đẩy nhau sinh trưởng và phát triển tốt dẫn đến tỷ lệ sống cao trong vườn ươm và ngoài đồng cây ghép cho năng suất cao. Giống làm gốc ghép sinh trưởng khỏe và có khả năng thích nghi rộng với điều kiện địa phương, có độ đồng đều.
- Khả năng kháng bệnh cao: có khả năng chống chịu sâu bệnh nhất là đối với những bệnh từ đất, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi như chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập, chịu rét.
- Tăng năng suất: gốc ghép chống chịu tốt bệnh trong đất, rễ vận chuyển nước và dinh dưỡng mạnh, tăng khả năng chống chịu nhiệt độ thấp trong đất cũng như khả năng quang hợp, khi sử dụng cây ghép có thể giữ được nhưng đặc tính ưu việt như tăng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất lợi của môi trường, đồng thời sử dụng phương pháp ghép sẽ cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm
Ngoài cây nhóm dưa ghép còn có nhóm cây cà ghép như cà chua ghép trên gốc cà phổi vì tăng năng suất và hạn chết được bệnh chết nhanh, riêng với cây mướp vẫn còn khá mới với nông dân, tuy nhiên qua mô hình tự trồng thử nghiệm nông dân đã thấy được hiệu quả mang lại khá cao. Hy vọng rằng với những tiến bộ của nhiều nghiên cứu khoa học đã công bố và nhiều mô hình mới do nông dân tự tìm hiểu đặt hàng và thực hiện hy vọng rằng sản xuất rau màu sẽ có chuyển biến tích cực về năng suất và chất lượng trái/.
BBT – Nguồn: Bản tin NNNT