Để triển khai thi hành có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 (gọi chung là Luật sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ 01/01/2022). Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản:
1. Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định có 5 chương, 43 điều, 44 mẫu Quyết định, 33 mẫu Biên bản sử dụng trong quá trình thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành.
Nghị định thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 cùng thời điểm với Luật sửa đổi, bổ sung.
2. Thông tư 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Thông tư có 8 điều quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, theo đó quy định chủ yếu về thẩm quyền kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, thời hạn kiểm tra... kèm theo 11 biểu mẫu phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/02/2022.
Chi tiết văn bản:
- Công văn số 306/SNN&PTNT-VP V/v triển khai thực hiện các Nghị định, Thông tư có liên quan đến công tác XLVPHC.
- Nghị định sổ 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp.
Đức Huy (tổng hợp)