- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nhân lực, kỹ năng về công nghệ số, chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cũng như người dân, doanh nghiệp đã được quan tâm.
- Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số được đẩy mạnh, nhất là cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc liên hệ giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian và chi phí đi lại cho người dân và doanh nghiệp nhất là trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, góp phần cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả.
- Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng diện rộng từ tỉnh đến xã hoạt động ổn định thông suốt; Công tác bảo đảm an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng thực hiện, các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý hoạt động an toàn, thông suốt….
Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới và mong muốn của người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian tới, để chuyển đổi số của tỉnh đạt kết quả, đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, viên chức, cũng như người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Triển khai quyết liệt, mạnh mẽ công tác chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan nhà nước, hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Trong đó tập trung triệt để việc sử dụng hiệu quả chữ ký số trong việc gửi nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4,…
(xem chi tiết tại Thông báo số 55/TB-UBND ngày 30/5/2022)
Thanh Giang - VPS