
Lúa bị đạo ôn gây hại giai đoạn 40-60 NSS
Điều kiện phát sinh bệnh: nhiệt độ thấp (20 – 300C), ẩm độ không khí trên 80%, trời âm u, có mưa phùn và sương mù, ruộng bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm.
Triệu chứng:
- Trên lá: bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, cổ bông và hạt. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi (hình mắt én) xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, có thể làm lá bị khô cháy, cây lúa lụi tàn, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.
- Trên cổ bông (cổ gié): nấm bệnh tấn công trên cổ bông (cổ gié) làm cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, hạt lúa sẽ bị lép lửng. Nếu bệnh tấn công sớm có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn. Vết bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, dễ bị gãy, làm ruộng lúa trở nên xơ xác.
- Trên hạt: vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1 – 2 mm, làm hạt lúa bị lem lép, Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn.
Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống ít nhiễm bệnh là biện pháp hiệu quả nhất.
- Dọn sạch tàn dư rơm rạ.
- Không sạ quá dày, mỗi ha chỉ gieo khoảng 100 – 120 kg, nếu dùng máy chỉ cần 70 – 80 kg.
- Bón phân cân đối, không bón dư đạm, nếu ruộng bị bệnh thì ngưng bón tất cả các loại phân có chứa đạm.
- Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước theo từng giai đọan của cây lúa (3-5cm), tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn xảy ra
- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.
- Khi bệnh chớm xuất hiện cần sử dụng một số loại thuốc đặc trị có chứa hoạt chất: Tricyclazole, Fenoxanil để phòng trị. Cần sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng để đạt hiệu quả cao nhất./.
Ngọc Đồng